Đã từ rất lâu rồi, khi nói đến văn hoá làng, nói đến nông thôn Việt Nam, người ta liên tưởng ngay tới những hình ảnh rất đặc trưng, làm nên biểu tượng của làng quê: cây đa, bến nước, sân đình,...
Hình
ảnh Đình làng thân thương gắn bó với bao thế hệ người Việt Nam, có thể được xem
là "địa chỉ đỏ" của mỗi người, đặc biệt trong những dịp hội làng, hay
mỗi khi có việc làng, không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc mà còn là
kho tàng chứa đựng văn hóa, giá trị nhân văn mang sức sống mãnh liệt của địa
phương.
Hiện tại,
toàn tỉnh Bến Tre có khoảng 207 đình thần, trong đó có 6 ngôi đình được công nhận
là di tích cấp quốc gia:
Đình Bình Hòa (Giồng Trôm)
Đình nằm trên
khu đất giồng ở ấp Bình Minh, làng Bình Hoà, nay thuộc thị trấn Giồng Trôm, nằm
cạnh đường 885, cách thành phố Bến Tre 16km.
Đình Bình Hòa được xếp trong danh mục 20 ngôi đình lớn và có kiến trúc đẹp của tỉnh Bến Tre, là ngôi đình cổ nhất ở cù lao Bảo. Những tài liệu còn lưu giữ được đến nay cho biết đình được lập vào thập kỷ thứ 2, thế kỷ XIX, tính đến năm 2021 đã gần 200 năm). Đình được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 6 (1852).
Đình Bình Hòa
được xếp trong danh mục 20 ngôi đình lớn và có kiến trúc đẹp của tỉnh Bến Tre,
là ngôi đình cổ nhất ở cù lao Bảo. Những tài liệu còn lưu giữ được đến nay cho
biết đình được lập vào thập kỷ thứ 2, thế kỷ XIX, tính đến năm 2021 đã gần 200
năm). Đình được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 6 (1852).
Đình Tiên Thủy
Ngoài những
kiến trúc đẹp và giá trị còn lưu lại cho đến ngày nay, Đình Tiên Thủy ở
Bến Tre còn lưu lại những mốc lịch sử quan trọng. Tương truyền vào năm
1778, Nguyễn Ánh chạy trốn quân Tây Sơn và đến xã Tiên Thủy. Ông thấy nước
sông ở đây trong veo lại có vị ngọt lành lạ thường nên đặt tên sông là Tiên Thủy
(nước tiên). Các bô lão trong làng sau đó họp lại và quyết định dựng lên một
ngôi đình bằng cây lá đơn sơ tại vị trí Nguyễn Ánh từng trú chân. Đến năm 1852,
vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình vào
ngày 11/11 âm lịch. Từ đó đến nay, ngày 10-12/11 âm lịch hàng năm được chọn
làm lễ hội kỳ yên đình Tiên Thủy thu hút sự quan tâm của người dân và du khách
mỗi năm.
Đình Tân Thạch
Đình Tân Thạch là một trong 3 ngôi đình cổ còn hiện diện trên mảnh đất Bến Tre. Đình Tân Thạch xưa kia tọa lạc tại một làng ở vùng Rạch Miễu có tên là đình Thạch Hồ, thuộc thôn Thạch Hồ, tổng Hòa Bình, trấn Vĩnh Tường, tỉnh Định Tường. Là một trong những ngôi đình cổ xưa ở Bến Tre, chứa đựng những giá trị thẩm mỹ nghệ thuật cao, mang đặc điểm chung của đình làng Nam bộ. Đình Tân Thạch được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 28-12-2001).
Hằng năm, Lễ
Kỳ Yên ở đình Tân Thạch được tổ chức một lần vào trung tuần tháng 7 Âm lịch với
quy mô lớn. Vào những ngày này, người dân khắp nơi trong vùng cùng tề tụ
về đây thắp hương cầu cho cuộc sống an lành và đền ơn thần đã phù trợ,
giúp sức để họ vượt qua những khó khăn và cầu mong được tiếp tục
hỗ trợ đạt được những mơ ước bình dị ấm no, hạnh phúc.
Đình Phú Lễ
Kiến trúc độc đáo nhất có thể nói đến Di tích nghệ thuật kiến trúc Đình Phú Lễ xây vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826) và được sắc phong vào năm Tự Đức thứ 5 (1851). Thềm và móng được cấu trúc bằng đá xanh, bên trên xây gạch, cột bằng gỗ lim, mái lợp ngói vảy cá. Đình được bố trí theo lối chữ “Đinh" gồm võ ca, giảng đường và nhà tiền giảng. Ảnh vnexpress.Net
Bên cạnh ca
nhạc tài tử và hát bội là món ăn tinh thần không thể thiếu thì hát sắc bùa Phú
Lễ cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây. Hát sắc bùa là loại hình sinh hoạt
của cư dân nông nghiệp, mang tính nghi lễ và thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên
đán để cầu may, chúc phúc cho gia chủ. Ngoài ra, hát sắc bùa cũng được biểu diễn
trong khi lao động để khơi dậy tinh thần làm việc cho bà con dân làng ở miền biển
Bến Tre. Ngày nay, du khách đến Bến Tre có thể thưởng thức món ăn tinh
thần độc đáo này qua các dịp lễ hội.
Đình Long Phụng
Đình Long Phụng
thuộc ấp Long Hòa 2, xã Long Định, huyện Bình Đại được khởi dựng từ đầu năm
1833, đến cuối năm 1834 hoàn thành, với kiến trúc ban đầu bằng cây lá đơn sơ ở
vị trí khác vị trí đình hiện nay.
Trải qua nhiều
thập kỷ tồn tại, đình bị sạt lở nhiều do nằm gần sông Cửa Đại. Nhận thấy vị trí
này không thuận lợi cho việc xây đình, ông Đỗ Văn Phủ, một người có uy tín
trong làng (ấp) khởi xướng việc di dời đình đến địa điểm mới và chủ trì công việc
xây dựng đình. Đình bắt đầu được xây dựng lại cuối năm 1913, đến cuối năm 1916
hoàn thành với quy mô lớn hơn đình cũ và ở vị trí như hiện nay.
Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của vùng đất Bình Đại vẫn còn tương đối nguyên vẹn từ đầu thế kỷ 20 cho đến ngày nay. Trải qua mưa nắng, vách gỗ đã bị hư hỏng và được tu sửa lại kiên cố bằng gạch vào năm 1970 và tồn tại cho đến ngày nay.
Hàng năm,
đình tổ chức lễ cúng: Khai Sơn (mùng 7 tháng Giêng), Thượng Nguyên (rằm tháng
Giêng), Tết Đoan Ngọ, Hạ Nguyên (rằm tháng 10), Thượng Điền…
Đình Long Thạnh (Bình Đại)
Đình Long Thạnh có tổng diện tích 2.580m2. Đình được xây dựng
lại, gồm các hạng mục: cổng, bức bình phong, 2 ngôi miếu Thổ thần và Ngũ hành
và các nhà: Võ ca, Tiền điện, Chánh điện, nhà Khách và nhà Tiên sư. Kiến trúc
chung là 3 gian 2 chái kết cấu cột, kèo bằng gỗ, nền lát gạch tàu, mái lợp ngói
âm dương và ngói vải cá, vách gỗ, cửa gỗ.
Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật, tập trung nghệ thuật điêu khắc: chạm nổi, chạm ẩn, chạm lộng, chạm hai lớp, đục, chạy chỉ, tiện,... ở một trình độ kỹ thuật cao của nghề chạm khắc gỗ Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Đình
làng ở Nam Bộ nói chung và đình làng ở Bến Tre nói riêng được hình thành lâu
đời, trải qua nhiều giai đoạn vẫn giữ nguyên giá trị và được đưa vào hoạt động
du lịch như một nét đặc trưng về văn hóa bản địa giới thiệu đến du khách gần
xa. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật của cộng đồng dân cư, là nơi họp bàn
để giải quyết các vấn đề nội bộ trong làng, diễn ra hội hè, sinh hoạt văn hóa –
văn nghệ; nơi tiến hành các lễ nghi, thờ phụng Thành Hoàng, các vị Nhân thần,
danh nhân lịch sử, “Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ", đa số sắc thần
thờ trong đình đều được vua đóng ấn phong thần… Chính vì thế, đình làng mang
tính cộng đồng và không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng của cư dân.
BÀI
VIẾT 2
Chủ đề : Cánh Đồng Điện Gió –
Phan Rang, Ninh Thuận
Phan
Rang – Ninh Thuận hiện nay không chỉ được diễn tả là nơi “nắng và gió” nữa, mà
thay vào đó nơi đây được miêu tả với những từ ngữ mỹ miều như “điểm check –in
sống ảo được ưa thích nhất của giới trẻ hiện nay” hay là “nơi thoải mái sống ảo
ưa thích nhất”,...
Cánh đồng điện gió Đầm Nại - nằm cách thành phố Phan Rang -
Tháp Chàm khoảng 25 phút đi xe máy, điện gió Mũi Dinh tọa lạc tại thôn Sơn Hải,
xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, xuất hiện rõ nét với rất nhiều tua bin gió
khổng lồ giữa sa mạc cát và biển mênh mông, mang vẻ đẹp vừa hoang sơ lại vừa
hiện đại.
Từ trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi theo hướng
quốc lộ 1A, du khách chạy thẳng theo hướng Nha Trang khoảng 20km nữa thì bên
tay phải có một đoạn đường đá xanh có cánh đồng lúa ở phía trong, vì những tua
bin khá to nên du khách cứ rẽ phải vào là thấy.
Đây là địa điểm check in cực chất mà nếu bỏ lỡ du khách
sẽ cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Bởi tới đây sẽ được khám phá cả một vùng trời
bình yên và lãng mạn mà không phải địa điểm du lịch nào cũng có. Nơi đây có đến
16 trụ tua bin, được xây dựng giữa những cánh đồng xanh mát, phía xa xa là đồi
núi chập chùng của vùng đất Ninh Thuận, tất cả như tạo nên một bức tranh vô
cùng đẹp. Du khách nên đến đây vào buổi sáng hoặc chiều mát để có những thước
phim đẹp nhất. Khi đó nắng khá nhẹ và dịu, vừa đủ ánh sáng để có được bức hình
hoàn hảo nhất.
Công trình ở Đầm Nại hiện có 16 trụ turbine, nằm trên diện
tích 9,6 ha. Đường kính cánh quạt ở đây là 114 m. Đây cũng là loại turbine gió
lớn nhất Việt Nam hiện nay. Bao quanh các trụ turbine là cánh đồng lúa, phía xa
là núi đồi.
Cảnh
ở đây rất đẹp, những tua bin điện gió to cao ngút ngàn nằm giữa những cánh đồng
lúa xanh rì bao la bát ngát, xa xa là những đồi núi chập chùng, ngắm thôi đã
thấy thích rồi. Hai bên đường là khung cảnh
sa mạc và biển kế bên nhau, tạo nên điểm check in lý tưởng cho tín đồ mê
"sống ảo". Đặc biệt cung đường để đi xuống điện gió Mũi Dinh - Sơn
Hải cũng là cung đường đến Bãi Tràng, KDL thể thao và giải trí Tanyoli, cánh
đồng cừu hay " tiểu sa mạc" đồi cát Mũi Dinh - Sơn Hải tha hồ cho du
khách tham quan và khám phá
Bạn
nên đi vào lúc sáng sớm khi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều mát, để có
những khoảnh khắc lên ảnh đẹp nhất.
Mỗi thời điểm, nơi này lại mang một vẻ đẹp khác, lúc thì sắc
vàng óng ả của đồng lúa chín, lúc thì màu xanh rì nhưng cũng có thời điểm hoang
vu. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm nơi này là sáng sớm hoặc chiều muộn. Vì các
trụ turbine rất to, bạn nên đứng xa để dễ dàng chụp ảnh hơn.
0 Nhận xét